Đây là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất sau dịp tết Nguyên Đán, có gần 25 triệu kết quả tìm kiếm trên Googe.
Hiện này có rất nhiều các diễn đàn và trang web chia sẽ kinh nghiệm, nhưng dường như nó chưa phải là kết quả mong muốn của người trồng mai.
Hoa mai tết Bình Định xin chia sẽ đến quý độc giả bài viết Nguyên Nhân và cách phòng trừ bệnh vàng lá trên cây mai Vàng.
Nguyên nhân và cách trị bệnh vàng lá trên cây mai vàng
01
Hỏi:
Nhà tôi trồng cây hoa mai vàng ở vườn. Thế nhưng 2 năm nay, cây có biểu hiện vàng lá. Tôi đã bón phân hữu cơ nhưng không hiệu quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Đáp:
Để xác định nguyên nhân gây vàng lá cây hoa mai, anh cần phải mô tả cụ thể triệu chứng biến vàng trên lá. Ví dụ như: vàng toàn lá hay vàng từng điểm, vàng lá có vàng gân lá không?. Hình dạng vết vàng ra sao và lá vàng có bị rụng không?...
Trường hợp nếu vàng toàn bộ lá, phiến lá nhỏ lại và không rụng hoặc chỉ rụng một ít lá già phía dưới thì do cây bị thiếu dinh dưỡng. Biện pháp khắc phục trong trường hợp này như sau:
- Trước hết cần chú ý thoát nước giảm ẩm cho vườn trồng, bón vôi bột để nâng độ pH đất lên mức 6,0..
- Sau đó sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng Trichoderma (phòng trừ và kiểm soát nấm bệnh) để bón cho cây.
>cây mai rễ gì ?rễ cây mai rễ cọc hay rễ chùm thuộc rễ gì? Đặc tính của cây Mai Vàng và giá mai vàng hoành 50
- Sau khoảng 10-15 ngày sử dụng phân vô cơ bón đầy đủ cân đối cho cây và giữ đất đủ ẩm thì cây sẽ hồi phục.
‘TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA’
Như vậy nguyên nhân mai bị vàng trên là do tưới phải nguồn nước phèn, thừa nước, do nấm bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
Cách giải quyết đó là: tập trung xử lý, lựa chọn nguồn nước tưới, tưới đủ lượng nước cây trồng, sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma để diệt và phòng trừ nấm bệnh đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Có thể bạn chưa biết ngập úng là điều kiện nấm bệnh hại phát triển và lây lan do cơ chế phát tán bào tử nấm bệnh và hệ rễ rất dễ bị tổn thương nếu gặp các điều kiện bất lợi như gặp đất phèn (các ion Fe ++, Al +++) hay bị ngộ độc hữu cơ.
Nấm Trichoderma tiết ra một loại emzyme có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm bệnh. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại biến chúng thành thức ăn và tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi lại các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra.
Một số loại bệnh gây vàng lá trên cây mai do nấm hại:
Bệnh Thán thư trên cây mai (do Colletotrichum spp gây ra): Lá bị thối nhũn bắt đầu ở một điểm trên bề mặt, sau đó lan rộng ra thành từng vòng tròn lớn, phần bệnh sẽ bị khô vào lúc trời nắng. Lá sẽ bị khô thủng ở những phần này. Bệnh phát triển, lây lan mạnh nếu điều kiện môi trường nóng và ẩm kéo dài.
Bệnh Đốm lá trên mai vàng : đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt. Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non.
Bệnh nấm hồng trên cây mai vàng (Do Corticium salmonicolo gây ra): trên cành cây mai vàng, thường có một lọai nấm bệnh màu nâu đỏ. Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đọan cành, làm cho lá bị vàng và rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy.
Bệnh cháy lá trên cây mai vàng (Do Pestalotia funerea gây ra): khi bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Ban đầu xuất hiện ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
02
>>mai vàng ra hoa sớm?Những cách trồng mai vàng bao lâu ra hoa
Hỏi: Vườn mai vàng sau khi thay đất có che nắng thì cây có biểu hiện héo nhẹ, đã dỡ bỏ giàn che ( bỏ từ từ tránh cho cây bị sốc) nhưng tình trạng nhiều cây vẫn ngày càng héo, lá không xanh ( nhưng không bị rụng), đọt không phát triển, một số cây có hiện tượng chết. Tôi có tưới cây bằng nước giếng khoan.
Xin hỏi nguyên nhân, biện pháp chữa trị?
Đáp:
Trước tiên bác cần xem cho kỹ có sâu đục thân không, phải tìm chung quanh thân cây xem có chỗ nào chảy nhựa ra không, để moi bắt sâu, hoặc dùng thuốc nội hấp lưu dẫn như basudin có tác dụng là bỏ dưới gốc cây, từ 3 đến 5 gram cho mỗi chậu mai, thuốc sẽ đem chất độc từ rễ qua thân, cành, lá giết được các loại sâu bọ ở trong thân cây trên lá cây.
Hoặc cần xem lại lỗ thoát nước có thể bị bít hoàn toàn hay một phần làm thúi một số rễ cây không phát triển được. Đất trồng lâu ngày bị đóng cứng lại cản trở rễ cây hô hấp. ngoài ra khi đất bị nén cứng bám chặt vào rễ cây, khi đất chuyển trạng thái từ khô qua ướt hay ngược lại khối đất nở ra hoặc co lại làm một số lông hút bị hư đi, cây không hấp thụ đủ chất.
Tưới không đủ nước cho cây, tưới nước liên tục, làm rễ luôn bị ẩm ướt. việc nầy kéo dài nhiều ngày làm một số rễ bị hư đi , cây sống trên đống thức ăn mà không ăn được, ta nên kiểm tra lại…. nếu không có các lý do trên thì xem lại nước tưới có bị nhiễm phèn, mặn không? nếu có phải thay nước tưới ngay
Như vậy cây mai bị bệnh rỉ sắt trong các nguyên nhân cây mai vàng bị vàng lá nữa là do côn trùng, sâu đục thân phá hoại từ bên trong cây mai. Thiếu nước, thừa nước do chậu mai không thoát nước được. Hoặc đất trồng lâu ngày không được thay đất mới. Có thể bạn chưa biết Đất trồng góp phần rất quan trọng vào việc phát triển cây mai, đối với cây mai trồng trong chậu, đất lâu trồng lâu ngày, nếu không thay đất hoặc vun xới định kỳ thì có thể làm nền đất khô cứng, dẫn đến hệ rễ mai vàng kém phát triển, thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và nguồn nước cung cấp cho cây dẫn đến cây bị vàng lá.
Muốn hệ rễ hấp thu được nhiều khoáng và nước thì hệ rễ phải phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với cây trồng cạn việc phải xới xáo đất đễ cung cấp đủ ô xy cho rễ phát triển là điều kiện tiên quyết.
Cách giải quyết đó là điều hòa lượng nước tưới, xử lý côn trùng sâu bọ gây hại trên cây mai vàng, thường xuyên vun xới đất, thay đất định kỳ, xử lý nguồn nước phèn.